Ngôn ngữ
English Vietnamese
DANH MỤC SẢN PHẨM

Sóng UHF là gì và những ứng dụng trong âm thanh

NGÔ HÀ CHI
Th 6 26/04/2024

Sóng UHF là một trong những loại sóng được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một ví dụ tiêu biểu là sử dụng của micro không dây. Vậy sóng UHF là gì? Đặc điểm của chúng như thế nào? Tại sao nên lựa chọn micro UHF cho hệ thống âm thanh? Hãy cùng Tech Sound Việt Nam khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Sóng UHF là gì và những ứng dụng trong âm thanh

1. Sóng UHF là gì?

Sóng UHF là viết tắt của từ Ultra-High Frequency, là một phần của dải tần số cực cao nằm trong khoảng từ 300MHz đến 3GHz. Sóng UHF còn được biết đến với tên gọi khác là băng tần decimet hoặc sóng decimet, do có bước sóng nằm trong khoảng từ 1 đến 10 decimet (tương đương từ 10cm đến 1 mét).

Sóng UHF thường bị ảnh hưởng và chặn bởi các vật thể lớn như đồi núi, các tòa nhà cao nên ít được sử dụng trong các thiết bị ở không gian rộng. Tuy nhiên, chúng truyền tốt và có khả năng vượt qua được những bức tường nên có thể sử dụng tốt trong nhà.

2. Micro UHF là gì?

Micro UHF là loại micro sử dụng sóng UHF để truyền phát tín hiệu. Điều này có nghĩa là micro UHF thu âm thanh của chúng ta và sau đó truyền tín hiệu đi dưới dạng sóng UHF tới bộ thu.

Với tần số UHF, micro UHF có khả năng truyền phát tín hiệu ở phạm vi rất rộng, với các bước sóng nhỏ hơn so với VHF (ví dụ có thể trên 100 mét). Micro UHF thường sử dụng các băng tần phổ biến trong khoảng từ 475 đến 695 MHz, 695 đến 805 MHz và 900 đến 925 MHz.

Sóng UHF là gì và những ứng dụng trong âm thanh

3. Đặc điểm của sóng UHF là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm của sóng UHF, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá đặc điểm của sóng này. Là một loại sóng radio, sóng vô tuyến điện trong dải tần UHF lan truyền với tốc độ gần như của ánh sáng. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong môi trường lý tưởng nhất. Trên thực tế, chúng thường bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường trên Trái Đất.

Sóng UHF có thể bị phản xạ bởi bề mặt đất và chúng bị giới hạn bởi tầng điện ly (không thể xuyên qua được). Một đặc điểm của sóng UHF là khi lan truyền, chúng bị chặn bởi các vật thể lớn như núi, đồi. Tuy nhiên, chúng có thể xuyên qua các bức tường của tòa nhà, gia đình.

Bước sóng của UHF từ 1 đến 10 decimet tương đương với kích thước của các vật thể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Do đó, sóng UHF sẽ bị ảnh hưởng, phản xạ và nhiễu từ các vật thể đó, khiến cho khi truyền đi xa thì tín hiệu sẽ dần phai nhạt, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn.

Sóng UHF cũng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm của không khí. Độ ẩm không khí hấp thụ một phần năng lượng của mọi loại sóng vô tuyến điện. Vì vậy, khi độ ẩm không khí càng cao, sẽ làm giảm cường độ tín hiệu của sóng UHF.

Sóng UHF là gì và những ứng dụng trong âm thanh

4. Ứng dụng của sóng UHF

4.1. Sóng UHF ứng dụng trong micro không dây

Khi bạn đi mua micro không dây, thường người tư vấn sẽ hỏi bạn muốn mua micro UHF hay VHF, điều này đề cập đến loại sóng truyền tải tín hiệu. Với sóng UHF trên micro, có thể truyền nhận tín hiệu trong phạm vi rất rộng lên đến hàng trăm mét. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng micro không dây trong một không gian lớn, micro UHF sẽ là lựa chọn rất tốt.

Từ khi các chuyên gia âm thanh đã áp dụng sóng UHF vào micro, đã tạo nên một kỷ nguyên mới trong việc sử dụng micro. Sử dụng micro không dây UHF thực sự tiện lợi, tạo ra sự chuyên nghiệp và nhiều ưu điểm hơn so với nhiều loại micro trước đây. Một số ưu điểm có thể kể đến như:

  • Không sử dụng dây dẫn vướng víu: Micro không dây UHF không cần sử dụng dây như các dòng micro có dây truyền thống. Ví dụ, khi sử dụng cho các hệ thống âm thanh lớn như hội trường, sân khấu hay các buổi hội thảo, việc di chuyển sẽ đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều. Bạn có thể di chuyển tới bất kỳ đâu trong phạm vi hoạt động của mic.

  • Giảm hiện tượng hù rè: Micro UHF sử dụng dải tần số cực cao, giảm tối đa hiện tượng hù rè khi sử dụng.

  • Sử dụng trong không gian rộng: Với dòng micro này, bạn có thể sử dụng trong không gian rộng mà không bị ảnh hưởng bởi các vật cản như bàn ghế, tủ hay các thiết bị nội thất.

  • Khả năng sử dụng nhiều mic cùng lúc: Dải tần của micro không dây UHF thường rộng, cho phép bạn sử dụng nhiều micro cùng một lúc mà không lo lắng về vấn đề trùng tần số hoặc bước sóng, gây hiện tượng nhiễu sóng. Cứ mỗi mic sẽ sử dụng một dải tần số khác nhau.

  • Khoảng cách thu và truyền tín hiệu ổn định: Micro UHF có khả năng thu và truyền tín hiệu ổn định và đáng tin cậy, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong sử dụng.

4.2. Sóng UHF ứng dụng trong bộ đàm

Với những đặc tính riêng của mình, sóng UHF được sử dụng khá nhiều trong các bộ đàm trong các nhà cao tầng, trung tâm thương mại,… Dải tần số sóng UHF thường sử dụng là từ 400 – 512 MHz. Kích thước anten của các bộ đàm sử dụng sóng UHF cũng được cải thiện rất nhiều giúp thiết bị nhẹ nhàng dễ mang và sử dụng hơn.

Ưu điểm của bộ đàm sử dụng sóng UHF phải kể đến như:

  • Không mất cước phí liên lạc: Sử dụng sóng UHF tiết kiệm khá được khoản phí. Chúng ta chỉ cần chỉnh kênh phù hợp để kết nối các thiết bị có cùng tần số là được.

  • Không phụ thuộc vào mạng viễn thông: Với những chiếc điện thoại khi dùng để liên lạc có thể xảy ra hiện tượng mất sóng hoặc lỗi mạng. Còn với bộ đàm UHF thì không hề bị ảnh hưởng.

  • Liên lạc đơn giản: Chỉ cần bấm vào nút trao đổi thông tin thì các bộ đàm khác trong hệ thống đều có thể nghe được. Vì thế chúng thường được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp hoặc nơi cần trao đổi thường xuyên như nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại hay các tòa nhà lớn.

  • Là thiết bị cực quan trọng trong các công tác cứu hộ cứu nạn, mưa bão, điều kiện thời tiết cực đoan khi mà không thể sử dụng được sóng viễn thông.

  • Có thể liên lạc với nhiều máy trong hệ thống cùng lúc hoặc tách kênh liên lạc.

4.3. Một số ứng dụng khác của sóng UHF trong đời sống

Ngoài những ứng dụng của sóng UHF mà chúng tôi kể trên, UHF còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống như:

  • Trong giáo dục: Băng tần UHF được áp dụng trong các máy trợ giảng nhỏ gọn tiện lợi giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy của giáo viên.

  • Truyền hình: UHF được áp dụng để xây dựng các kênh truyền hình không dây bổ sung sử dụng trong thành thị.

  • Hệ thống vô tuyến lưu động và radio hai chiều: Nhờ sự nhỏ gọn của anten thu, nên UHF được sử dụng cho các hệ thống vô tuyến lưu động và radio hai chiều dành riêng cho thương mại, quân sự, an toàn công cộng, ...

  • Mạng di động: Hiện nay các nhà viễn thông hàng đầu đang triển khai các loại mạng di động phạm vi sử dụng sóng UHF.

Sóng UHF là gì và những ứng dụng trong âm thanh

Hy vọng rằng những kiến thức về sóng UHF và ứng dụng của nó sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về chủ đề này. Hãy tiếp tục theo dõi Tech Sound Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Bài viết liên quan

CÔNG TY CỔ PHẦN TECH SOUND VIỆT NAM

Hotline: 0942979696 / 0933469555

Địa chỉ Showroom: Số 07-B2 ShopHouse24h, Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.

Website: www.techsound.vn

Youtube: http://ldp.to/ytbtechsound

Zalo: http://ldp.to/zalotechsound

Facebook: http://ldp.to/fbtechsound

Viết bình luận của bạn